Chuyên Gia Việt Nam Được Đề Cử Trở Thành Giám Khảo Spikes Asia

Chuyên gia Việt Nam trở thành giám khảo Spikes Asia

Spikes Asia là Liên hoan sáng tạo lớn dành cho các quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và AIM Academy hiện là đơn vị nắm quyền đề cử các nhân vật tên tuổi đang làm việc tại Việt Nam cho vị trí Giám khảo chấm Spikes Awards. 

Cùng tìm hiểu hành trình đề cử và những chuyên gia tầm cỡ  trong bài viết này.

Hành Trình Đề Cử Cho Vị Trí Jury Tại Spikes Asia

Khác với Cannes Lions, tại Spikes Asia chỉ có một danh sách giám khảo trong toàn mùa giải. Các giám khảo sẽ trực tiếp có mặt ở Singapore để chọn lựa và đấu tranh cho các dự án xứng tầm với tiêu chuẩn sáng tạo toàn khu vực APAC. Và để có được một danh sách gồm các profile chất lượng và tìm ra được gương mặt xứng đáng cho một trong những vị trí danh giá trong Hội đồng Ban giám khảo, AIM Academy phải đắn đo suy xét dựa trên nhiều tiêu chí và phải đảm bảo rằng sự lựa chọn của mình là tốt nhất. 

Tiêu Chí Lựa Chọn

Các chuyên gia được “chọn mặt gửi vàng” cho vị trí Jury danh giá phải là người có các tiêu chí sau:

  • Họ có cho mình những giải thưởng cao quý trong suốt sự nghiệp làm nghề. Đặc biệt, ban tổ chức Spikes Asia ưu tiên những cá nhân từng đảm nhiệm dự án xuất sắc có các giải thưởng tại một trong hai liên hoan sáng tạo lớn là Cannes Lions hoặc Spikes Asia. 
  • Ngoài ra, những người trong top đề cử phải có khả năng nhìn nhận vấn đề, đề bài và kinh nghiệm chấm thi tại các cuộc thi, liên hoan sáng tạo lớn khác trong và ngoài nước. 
  • Là C-Level tại tập đoàn, thương hiệu lớn, công ty quảng cáo Agency đã từng hoạt động trên đa lĩnh vực nền tảng để có cái nhìn khái quát nhất về ngành.
  • Bên cạnh kiến thức thì các kỹ năng mềm cũng được phía Spikes Asia ưu tiên và tôn trọng như kỹ năng thuyết trình, trình độ tiếng Anh, khả năng phản biện,…

Quy Trình Chọn Lựa Và Đề Cử Đại Diện Việt Nam Chấm Giải Spikes Asia.

  • Dựa trên hàng loạt tiêu chí khắc nghiệt phía trên, AIM Academy sẽ lựa chọn kỹ lưỡng các gương mặt phù hợp cho vị trí Giám khảo tại Spikes Asia và gửi danh sách đề cử đến ban tổ chức. Quá trình chọn lựa diễn ra vô cùng gian nan khi họ sẽ cân nhắc và điều chỉnh các đề cử để đảm bảo tính công bằng trong hội đồng giám khảo (về châu lục, sắc tộc, giới tính, loại hình công ty, v.v.). 
  • Sau khi đã có được danh sách những gương mặt tiềm năng, AIM Academy bước vào quá trình thảo luận với ban tổ chức để đưa ra ý kiến và quan điểm về những người phù hợp, có khả năng tìm ra các dự án xuất sắc nhất tại Spikes Asia. Vì đây là một tổ chức danh giá nên tính công bằng sẽ luôn được đặt lên trên đầu. Trong quá trình trao đổi, AIM Academy có trách nhiệm phải bảo mật toàn bộ thông tin với các bên thứ ba, kể cả người nằm trong danh sách đề cử cho đến khi có kết quả chính thức.
  • Sau nhiều tháng tranh luận cùng ban tổ chức Spikes Asia, hội đồng Jury cuối cùng sẽ được công bố cho các đại diện local nắm bản quyền tại các quốc gia đó, tại Việt Nam là AIM Academy.

Những Gương Mặt Đình Đám Tại Việt Nam Từng Ngồi Trong Dàn Jury Đầy Quyền Lực Là Ai?

Tính từ năm 2014 cho đến nay, AIM Academy đã đề cử thành công 15 nhân vật tên tuổi đang làm việc tại Việt Nam cho vị trí Jury đầy quyền lực. Trong đó, có 4 người mang quốc tịch Việt Nam. Hãy cùng xem họ là những ai!

Ms. Trang Nguyễn – Jury Hạng Mục Spikes Creative Effectiveness & Creative Strategy Tại Spikes Asia 2024

Ms Trang Nguyen (1)

Nguồn: LinkedIn

Chị Trang Nguyễn có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn hàng đầu và hiện này là Suntory Pepsico Vietnam. Vào tháng 10 năm ngoái, AIM Academy đã đề cử chị Trang cho vị trí giám khảo hạng mục Spikes Creative Effectiveness & Creative Strategy tại Spikes Asia 2024 – người nắm trong tay quyền chọn ra các dự án hay và đặc sắc nhất.

Mr. Huy Dinh Nguyen – Jury Hạng Mục Direct, Outdoor Tại Spikes Asia 2021

Copy Of Huy Color

Nguồn: LinkedIn

Anh Huy Nguyễn hiện là Founder và Executive Creative Director, Circus Digital. Vào năm 2023, anh đã trở thành Jury hạng mục Direct, Outdoor tại Spikes Asia 2021 thông qua sự tín nhiệm và tin tưởng của AIM Academy. Ngoài ra, anh cũng góp mặt tại chung kết Grand Finale của Vietnam Young Lions 2024 với vai trò là một Jury chấm Chung kết trong hạng mục Film & Integrated, nắm trong tay quyền chọn ra các đại diện Việt Nam tại Young Lions Competition – Cannes Lions 2024 và Young Spikes Competition – Spikes Asia 2025.

Ms. Nguyễn Thị Hải Hà – Jury Hạng Mục Digital, Mobile, Digital Craft Tại Spikes Asia 2019.

Nguồn: LinkedIn

Chị Hải Hà, hiện đang là Chief Executive Officer tại VML Việt Nam. Vào năm 2019, chị nằm trong danh sách đề cử của AIM và trở thành Jury cho hạng mục Digital, Mobile, Digital Craft tại Spikes Asia 2019. Với tài năng và tâm huyết làm nghề của mình, vào năm 2022, chị đã trở thành Shortlist Jury chấm giải Cannes Lions Awards. Và sắp tới đây, chị cũng chính là mentor cho chuỗi đào tạo cấp cao – Young Lions Masterclass, dành cho top 30 Finalist xuất sắc nhất của mùa giải Vietnam Young Lions 2024.

Ms. Đặng Ngọc Liên – Jury Hạng Mục Film Craft Tại Spikes Asia Các Năm 2014, 2017, 2019.

Ms Lien Dang (1)

Nguồn: ME Group x YAM

Chị Liên Đặng đang là Executive Producer tại Echo Production. Bằng tài năng cùng bản lĩnh của một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phim và sản xuất, chị là người Việt Nam duy nhất ngồi vị trí Jury ba lần tại Spikes Asia các năm 2014, 2017 và 2019.

Dự Án Nổi Bật Tại Spikes Asia Về Chủ Đề Môi Trường

Dàn giám khảo chất lượng cao sẽ là người trực tiếp tìm ra các dự án nổi bật, xứng đáng được vinh danh trên sân khấu lớn quốc tế. Hãy cùng thưởng thức một dự án đã xuất sắc ôm trọn 1 giải Grand Prix danh giá và 2 giải Gold và Silver tại Spikes Asia 2024. Dự án mang tên “Shellmet” – sự phối hợp giữa TBWA\HAKUHODO Agency, và KOUSHI CHEMICAL INDUSTRY!!

Nguồn: Love The Work

Bối Cảnh

  • Sò điệp là loại hải sản được tiêu thụ nhiều ở Nhật Bản, và cũng thải ra nhiều rác nhất, đặc biệt là lượng vò sỏ bằng chất sừng khó phân giải. Làng Sarufutsu ở Hokkaido là nơi có sản lượng bắt sò điệp lớn nhất trong cả nước. Năm 2021, các nhà xuất khẩu đã thải khoảng 40.000 tấn vỏ sò xuống bờ biển.
  • Theo các chuyên gia, không chỉ là thách thức để tìm chỗ chứa vỏ sò, mà còn là vấn đề bảo vệ môi trường, khi lâu ngày vỏ sò sẽ sinh ra mùi hôi thối và gây ô nhiễm nước ngầm do kim loại nặng chứa trong phần nội tạng còn sót lại.
  • Vì vậy, dự án SHELLMET đã nhắm đến việc biến rác thải  vỏ sò này thành một nguồn tài nguyên mới có lợi cho cộng đồng địa phương.

Ý Tưởng

  • Đi từ thực trạng ngư dân làm việc trên biển có nguy cơ bị ngã do thời tiết khắc nghiệt. Cộng thêm tác hại từ động đất và các thảm họa khác, một chiếc mũ bảo hiểm sẽ là vật dụng vô cùng cần thiết. Cùng với đó, các chuyên gia nhận ra thành phần chính và cấu trúc của vỏ sò điệp, đó là “canxi cacbonat,” một thành phần cực kỳ quan trọng  được sử dụng trong nhiều quy trình để tăng độ bền cơ học, bao gồm cả xi măng. Ngoài ra, vỏ sò sống sót qua thiên nhiên khắc nghiệt cũng có độ bền tương tự cao.
  • Hai điều này dẫn đến một ý tưởng: “Vỏ sò đã bảo vệ mình khỏi kẻ thù bên ngoài và giờ đây bảo vệ mạng sống con người.” Kết quả là SHELLMET, chiếc mũ bảo hiểm đầu tiên trên thế giới được làm từ vỏ sò điệp. (tên tiếng nhật: hotamet)

Chiến Lược

Nguồn: Love the work

  • Thay vì chỉ tái chế vỏ sò, thương hiệu đã tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, đó là “Bảo vệ đầu, và Trái Đất,” được truyền tải một cách dễ hiểu và thu hút truyền thông. Thương hiệu cũng tìm kiếm sự chấp thuận từ các bên liên quan, bao gồm phương tiện truyền thông, người tiêu dùng và các công ty, thông qua các điểm sau:
  • Thiết kế Sinh học: SHELLMET áp dụng thiết kế đường gân lấy cảm hứng từ vỏ sò. Kết quả là nó đã đạt được độ bền 133% so với các sản phẩm thông thường.
  • Cơ chế Tái sử dụng: Kết hợp vỏ sò bị vứt bỏ và chất thải nhựa giảm tới 36% lượng CO2 so với việc sử dụng 100% nhựa mới. Sau vòng đời của nó, mũ bảo hiểm có thể được nghiền nát và tái sử dụng để làm thành một chiếc SHELLMET mới, giúp giảm số lượng vỏ sò bị vứt bỏ với mỗi lần sản xuất và đóng góp rõ rệt vào môi trường.
  • Hợp tác Học thuật: Sự tham gia của các giáo sư từ Đại học Hokkaido và Đại học Osaka củng cố độ tin cậy thông qua lời khuyên về bảo vệ môi trường khu vực và quan điểm về độ bền vật liệu.

Thực Hiện

  • SHELLMET được làm từ 100% vật liệu tái chế và từ vỏ sò bị nghiền nát, giảm lượng khí thải CO2 tới 36% so với nhựa. Thiết kế này mô phỏng theo cấu trúc sinh vật trong tự nhiên, đã tiến hóa liên tục trong một khoảng thời gian dài hàng triệu năm. Ứng dụng các cấu trúc này vào phát triển công nghệ được gọi là “Thiết kế phỏng Sinh học,” kết hợp từ “Bio” cho sinh vật và “Mimicry” cho sự bắt chước. SHELLMET dựa trên khái niệm thiết kế phỏng sinh học này và tích hợp cấu trúc những đường gân độc đáo của vỏ sò. Kết quả là, trong Thử nghiệm giới hạn bền vật liệu Von Mises, nó đã đạt được độ bền 133% so với các sản phẩm thông thường. Một dòng sản phẩm với năm màu sắc có sẵn cho các mục đích khác nhau. 
  • Hứa hẹn dự án sẽ đóng góp vào việc hiện thực hóa một xã hội bền vững bằng cách phát triển hệ thống mà SHELLMET được liên tục nghiền nát và tái sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc vật liệu mới cho SHELLMET ngay cả sau khi đã được sử dụng.

Kết Quả

Nguồn: Love the work

  • Kể từ khi ra mắt, mũ bảo hiểm đã được giới thiệu trên 887 phương tiện truyền thông tại 34 quốc gia với tầm với ước tính 5,6 tỷ người. Nó đã lan rộng khắp Nhật Bản, không chỉ trong giới ngư dân mà còn cả những người đi xe đạp, thể thao đường phố và công nhân xây dựng. Trong hai tháng đầu tiên, công ty đã ghi nhận doanh số đạt 1,397% (hơn $37,000) so với mục tiêu. Chỉ trong năm đầu tiên, hơn 24 tấn vỏ sò bị vứt bỏ dự kiến sẽ được tái chế.
  • Các đơn đặt hàng đổ về từ các công ty trên toàn thế giới, và các dự án đang được tiến hành với hơn 24 thương hiệu toàn cầu, bao gồm Shell. Ngoài ra, sáng kiến tạo ra từ vỏ sò bị vứt bỏ đã được đánh giá cao và được chọn làm mũ bảo hiểm chính thức phòng chống thảm họa cho triển lãm Osaka Expo 2025 với chủ đề bền vững. Nó cũng đã được trưng bày ở nước ngoài tại MAAT ở Bồ Đào Nha. SHELLMET không chỉ giúp làng Sarufutsu giải quyết vấn đề môi trường mà còn trở thành nguồn thu nhập mới.