Gặp Gỡ Cha Đẻ Của Chiến Dịch “Không Tạo Thống Khổ, Ấy Là Cứu Độ” Đang Sốt Xình Xịch Trên Mạng Xã Hội

5c6cc6dbd9ba5


Đối với người làm Truyền thông – Quảng cáo, “earned media” – lan truyền tự nhiên được xem là điều đáng mừng và là một trong những thước đo quan trọng đánh giá sự thành bại trong việc đưa thông điệp tiếp cận số đông. Nói là đáng mừng bởi vì ‘lan truyền’ là kết quả (không phải mục tiêu) của sự kết hợp giữa nhiều nhiều yếu tố, trong đó, đặc biệt nhất là: ý tưởng, triển khai và ngân sách media.
Trong khi cộng đồng đang sục sôi chia sẻ những bài báo về tình trạng cưa sừng tê giác, những người làm nghề cũng đang rất háo hức muốn biết về quá trình thực hiện của chiến dịch. Làm thế nào để ý tưởng được triển khai khí quá nhiều rào cản về thời điểm cũng như kênh kích hoạt?

Cùng AIM đến với chia sẻ của anh Trọng Nguyễn – Creative Director, Dinosaur – agency đứng sau idea thông minh và táo bạo trong dịp cận tết này. Anh là giảng viên khóa Content Marketing tại AIM đồng thời cũng là trưởng ban giám khảo hạng mục Film & Integrated của cuộc thi Vietnam Young Lions 2019.


“Trước khi bước chân vào ngành Quảng cáo, tôi đã luôn quan tâm đến những dự án truyền thông vì cộng đồng và xã hội. Khi phỏng vấn học bổng Fulbright, tôi cũng đã bày tỏ những dự định về những dự án như vậy ở Việt Nam. Phải trải qua một thời gian dài, phải gặp được những cộng sự tài năng, tâm huyết cũng như những đối tác cùng chí hướng mới làm được điều lớn.

Cách đây vài tháng, Dinosaur đã hợp tác với CHANGE thực hiện một dự án về vấn đề giảm thiểu nhựa sử dụng một lần mang tên “Gia Vô Vị” và tạo được tiếng vang nhất định. Trong thời gian đó, CHANGE đã ngỏ ý với Dinosaur “thử sức” với một brief khó khăn hơn từ WildAid. Cứu trợ động vật hoang dã là một đề tài không mới, nhưng để thực sự tác động đến người xem/ người tiêu dùng và mang đến hiệu quả tốt lại không dễ dàng chút nào.

Sau hàng tháng trời vật lộn với ý tưởng, các bên đã quyết định đi với ý tưởng mới lạ, thách thức nhất nhưng cũng nghĩ là hiệu quả nhất bởi “đánh” đúng đối tượng truyền thông nhất.

Có lẽ đây là dự án truyền thông làm từ chùa với quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam, và ý tưởng có liên quan đến vấn đề tôn giáo nên việc thực hiện khá khó khăn trong quá trình xin phép và thuyết phục. Thế nhưng tất cả các bên cùng họa sĩ Phan Vũ Linh – người đã tạo ra những bức tượng như thật đã không bao giờ có ý bỏ cuộc. Cuối cùng, có lẽ tấm lòng của những người tham gia dự án này cùng ý nghĩa sâu sắc của dự án đã lay động nơi cửa Phật và cả những đơn vị truyền thông báo chí, truyền hình.

Thật tuyệt vời khi nhìn thấy dự án này đang được cộng đồng mạng ủng hộ và chia sẻ nhiệt liệt. Cái tên Dinosaur, một agency còn nhỏ bé giữa nhiều tên tuổi lớn, đã được mọi người chú ý tới và gửi lời khen ngợi. Đúng như thông điệp “Fight for your name” của cuộc thi Vietnam Young Lions năm nay, để cái tên của mình được xướng lên, bạn phải đấu tranh không ngừng thông qua ý tưởng, đam mê, và cả tấm lòng của bạn.”

Earned media, viral, lan truyền là thứ mà khiến người làm truyền thông đau đầu. Với ngân sách ngày càng hạn chế, sự ràng buộc đến từ brand và đặc biệt, người tiêu dùng có quá nhiều thứ để “yêu thích ghé nhớ”, để một thông điệp được truyền tải, bàn luận và đón nhận ở khía cạnh tích cực là bài toán khó với agency. Ngoài sự sắc sảo trong idea, khéo léo trong triển khai, bạn cần sự táo bạo, một chữ DÁM – dám làm mới nghĩ khác.

Tất nhiên, khác lạ, đặc biệt, táo bạo – Quảng cáo Việt Nam chẳng thiếu. Nhưng để thông điệp tới được trái tim, trước chữ DÁM phải là một chữ HIỂU. Không ‘nằm vùng’, không ‘do your homework’, không có tấm lòng và sự thấu hiểu, sẽ rất khó để có một chiến dịch vừa được người làm nghề nể phục, vừa được người tiêu dùng đón nhận.Cái chữ HIỂU này thì sẽ cần sự đam mê và thời gian. Nhưng chữ DÁM thì có thể làm được ngay.

Hãy tìm hiểu và đăng ký dự thi Vietnam Young Lions 2019 để biết thế nào là cách làm truyền thông chuyên nghiệp, để chiến đấu cho công việc và đặc biệt – cho sản phẩm sáng tạo của bạn.