Bóc Mẽ 4 Nguyên Nhân Dẫn Đến Bệnh Yếu Sáng Tạo Của Người Trẻ Việt

5c989426673b2



Bạn có biết đặc điểm chung của Pablo Picasso, Leonardo da Vinci hay Mark Zuckerberg đó là tư duy sáng tạo? Chiếc chìa khóa vạn năng này đã giúp họ “đả thông” các chướng ngại vật trong cuộc sống, mở rộng tầm nhìn, dám làm điều khác biệt và gặt hái những thành công rực rỡ bằng tài năng của mình.

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, sáng tạo tiếp tục là đòi hỏi “ngầm” trong mọi lĩnh vực để vươn đến thành công. Tuy vậy, đang âm ỉ giữa thế hệ Việt trẻ là thực trạng yếu sáng tạo ngày càng lan rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Căn bệnh này tưởng vô hại mà hại không tưởng. Tựu trung lại, các chuyên gia sáng tạo đã kết luận có 4 thủ phạm chính gây ra căn bệnh ngày càng trẻ hóa này.

Yếu vì không “ăn”

Còi cọc sáng tạo cũng như suy dinh dưỡng thể chất, là do chế độ ăn thiếu khoa học mà thành. Thay vì tự tìm tòi, chế biến đồ ăn ngon bổ dưỡng cho sự sáng tạo, người bệnh thường ưa chuộng các sản phẩm đóng hộp, sản xuất đại trà. Không hề xa lạ, dòng sản phẩm này trá hình dưới các trang tin tức một chiều, video hài nhảm, loạt hình chế “xôi thịt” tràn lan khắp mọi nền tảng trực tuyến. Những loại thực phẩm ăn liền này thuần tính giải trí mà không bổ trợ thêm bất cứ lợi ích nào về lâu dài. Trong khi thực phẩm mà sự sáng tạo cần phải bao gồm “vitamin” trải nghiệm, “khoáng chất” thấu hiểu văn hóa và “protein” chiều sâu tâm hồn để kích hoạt sự linh động của não bộ, thúc đẩy khả năng tư duy sâu và xa. Nếu bạn chưa mắc bệnh, trước khi quá muộn hãy xách “não” lên và tìm đúng chốn ăn ngay hôm nay thông qua sách báo chuyên sâu, các hoạt động giao lưu khám phá văn hóa và chính từ chất liệu cuộc sống muôn màu đời thường.

Yếu vì lười tập luyện

Gần đây, hội CLB “Những bệnh nhân nói “Không!” với thể thao não bộ” ngày càng bành trướng với số hội viên đông đảo bất ngờ. CLB này chuyên kết nạp các bạn trẻ chậm suy nghĩ ý tưởng nhưng nhanh bào chữa về sự bận rộn, mà thực chất là gắn liền với các hoạt động online không có gì ngoài tính giải trí.

Muốn khỏe mạnh thì phải tập thể thao. Bạn thấy đấy, Lady Gaga liệu có giành được tượng vàng Oscar nếu cô ấy không đi đóng phim? Ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld có trở thành huyền thoại nếu chỉ chìm đắm trong vinh quang mà ngừng tìm tòi những điều mới mẻ? Họ chỉ là số ít trong những tượng đài thành công với khả năng sáng tạo vô tận, với những nỗ lực rời bỏ lối mòn đã định để tạo ra giá trị mới. Không muốn gia nhập CLB này? Vậy thì đã đến lúc bạn cần thay đổi lối sống mới, vận động tư duy sáng tạo, không ngừng tìm tòi điều mới lạ ở bên ngoài và liên tục đặt câu hỏi để bồi đắp mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo có cơ hội phát triển. Ok không?

Yếu vì “không ra gió”

Để tránh những va đập bên ngoài, những bệnh nhân trẻ thích ru rú ủ mình trong nhà. Vì trung thành với tư tưởng “Yếu thì không ra gió”, họ chóng biến mình thành những chú gà công nghiệp với khả năng thích nghi kém, còn tư duy phản biện thì bằng 0. Hạn chế “ra gió” còn khiến thế giới quan của các bệnh nhân trẻ hạn hẹp, khiến họ luôn bảo thủ trước những luồng tư duy khác biệt. Sức sáng tạo cũng vì thế mà héo rũ và tiêu biến.

Nhưng cây xanh luôn cần ánh sáng để quang hợp, môi trường bên ngoài tưởng chừng đáng sợ lại cung cấp nhiều dưỡng chất cho tư duy sáng tạo thêm phát triển. Chung quy lại, còn trẻ còn khỏe, các bệnh nhân muốn chữa trị bệnh cần đi ra ngoài nhiều hơn, va chạm với “người trên giang hồ” nhiều hơn. Những kiến thức bạn thụ động có được có thể đưa bạn từ A đến B. Nhưng riêng với những bài học bạn tự đúc rút, kết hợp với trí tưởng tượng hay sự sáng tạo thì có thể dẫn bạn đi muôn nơi. Thế nên, ngại chi “ra gió”?

Yếu vì sợ người ta biết mình yếu

Ý thức được bệnh mà chủ đích giấu nhẹm sẽ làm bệnh càng nặng thêm. Nhóm bệnh nhân này luôn thường trực nỗi sợ xấu hổ, thích sĩ diện. Thay vì trui rèn phần cốt lõi bên trong, nhiều người sai lầm chọn giải pháp “cosplay” một lớp vỏ hiểu biết hào nhoáng. Khả năng giấu dốt dường như là thế mạnh duy nhất và làm tàng hình tất cả những khả năng khác bên trong, bao gồm cả sức sáng tạo. Trước khi đi vào lộ trình chữa trị căn bệnh chính là yếu sáng tạo, nhóm người bệnh này cần được đả thông tâm lý. Còn trẻ nên càng dễ dàng được tha thứ khi mắc sai lầm, bạn nên biết tận dụng thanh xuân để dũng cảm chấp nhận khuyết điểm, va vấp và học hỏi từ những người xung quanh. Chính những bài học sau vấp ngã sẽ khiến tư duy sáng tạo của bạn trưởng thành hơn, khỏe mạnh hơn đấy nhé.

Nay, với sự thúc giục chung tay tạo ra cơ sở y tế đặc trị bệnh “yếu sáng tạo” cho giới trẻ, cuộc thi sáng tạo hàng đầu Việt Nam – Vietnam Young Lions 2019 chính thức quay trở lại với chủ đề “trúng tim đen” giới trẻ: “Fight for your name”. Trước đây, sân chơi này vốn dĩ chỉ dành cho “dân nhà nghề” của ngành Truyền thông- Sáng tạo Việt Nam, nhưng mùa thứ 4 Vietnam Young Lions 2019 còn mở cửa chào đón sự tham gia của cả đối tượng sinh viên. Tất cả nhằm tạo điều kiện trị bệnh cho đông đảo giới trẻ Việt. Mang một vị thế mới, Vietnam Young Lions 2019 trở lại với quy mô hoành tráng cùng 4 hạng mục chính: Digital, Film & Integrated, Marketers và PR (hạng mục mới). Đóng vai trò vòng loại quốc gia, Vietnam Young Lions 2019 mang đến 12 tấm vé “vàng” tham dự tranh tài tại Cannes Young Lions trong khuôn khổ Liên hoan Sáng tạo lớn nhất hành tinh Cannes Lions và Spikes Asia, “thánh địa” sáng tạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, giá trị giải thưởng còn bao gồm liều thuốc thúc đẩy tự tin, bứt phá, nâng tầm bản thân và chữa lành căn bệnh yếu sáng tạo.

Bạn đã sẵn sàng thoát khỏi tổ kén, đập tan dèm pha “bất lực sáng tạo” để “fight for your name” chưa? Hãy mau gửi đơn đăng ký Vietnam Young Lions 2019 trước ngày 27/3 nhé.

Thông tin chi tiết truy cập: http://vietnamyounglions.net/

Nếu có thắc mắc, hổ trợ xin liên hệ với AIM Academy – Central Hub Of Marketing & Communication Industry In Vietnam

146bis, Nguyen Van Thu str., Da Kao ward, dist. 1, HCMC

Tel: +84 (28) 3911 5506

Hotline: +84 91 450 8448 (for competition contestants only)

Email: vietnamyounglions@aimacademy.vn